Những lĩnh vực cần thiết cho chương trình kiểm soát bệnh Dại ở Việt Nam
Có 3 lĩnh vực chính được kết nối chặt chẽ với nhau cho sự thành công của việc loại trừ bệnh Dại ở Việt Nam:

1. Thú y
Tiêm phòng bệnh Dại cho càng nhiều chó càng tốt: Chó là nguyên nhân gây ra hơn 95% trường hợp lây truyền bệnh Dại ở người. Loài giữ vai trò chiến lược trong cuộc chiến chống lại bệnh Dại. Khi 70% số chó được tiêm phòng bệnh Dại, chuỗi truyền bệnh sang người bị cắt đứt và bệnh Dại ở người biến mất. Vì số lượng chó ít hơn người và một số loại vắc-xin phòng bệnh Dại ở chó có hiệu quả cao với thời gian miễn dịch dài, nên tiêm phòng cho chó là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh Dại.
Quản lý đàn chó (đăng ký, nuôi nhốt chó, nhận dạng bằng vòng cổ và thẻ). Rào cản chính trong việc tiêm phòng cho chó là vận động cộng đồng đưa chó đến bác sĩ thú y để tiêm phòng. Mọi người nên hiểu rằng họ có trách nhiệm tiêm phòng cho những con chó sống gần họ. Nhận biết một con chó đã được tiêm phòng với một con chó khác bằng dấu hiệu có thể nhìn thấy như vòng cổ là một khía cạnh quan trọng trong quản lý bệnh Dại ở chó.
Khi một con chó được xác định không có đánh dấu, hoặc không đeo vòng cổ thì nên bắt và tiêm phòng. Khi những con chó được đánh dấu bằng vòng cổ chẳng hạn, người ta có thể đếm chó được đánh dấu so với chó không được đánh dấu và ước lượng tỷ lệ chó được tiêm phòng ở một khu vực nhất định.
Giải quyết việc vận chuyển chó bất hợp pháp và thực hiện cách ly kiểm dịch
Ở vùng sạch bệnh Dại, cần bảo vệ tình trạng đó bằng cách duy trì các chương trình tiêm phòng hàng năm hoặc tốt hơn là hai lần một năm; tất cả chó nhập khẩu phải được tiêm phòng.
2. Nhân y
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) cho những người bị động vật nghi mắc bệnh Dại cắn
Cha mẹ nên giải thích cho con cái của họ để chúng không sợ hãi khi nói rằng chúng đã phơi nhiễm với một con chó hoặc thậm chí một con chó con. Sự lây nhiễm rõ ràng có thể do chó cắn, nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả khi chó liếm vào vết xước hoặc vết thương. Trong trường hợp nghi ngờ, người dân cần biết địa chỉ trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn về nhu cầu điều trị PEP chống bệnh Dại.
Tạo khuôn khổ pháp lý và đảm bảo việc tuân thủ
Một khung pháp lý sẽ cung cấp cho mọi công dân khả năng được bảo vệ chống lại bệnh Dại bằng cách thiết lập các cấu trúc và quy trình y tế phù hợp.
Truyền thông rộng rãi về bệnh Dại (tập trung vào Ngày Thế giới Phòng chống bệnh Dại, một sự kiện hàng năm vào ngày 28 tháng 9).
Đặc biệt là đối với trẻ em, ví dụ như Philippines đã tích hợp giáo dục về bệnh Dại đầy đủ vào các chương trình giáo dục trong trường học cho tất cả trẻ em.
Truyền thông cũng nên chuyển tải một thông điệp chung cho các nhân viên y tế và bác sĩ thú y và để tạo điều kiện cho sự hợp tác của họ trong “mục tiêu Một sức khỏe”.
Thiết lập các khu vực an toàn với bệnh Dại và truyền thông thích hợp
Đây là một điểm thực sự quan trọng: Khi một vùng có thành tích về phòng chống bệnh Dại thì cần được khuyến khích và xây dựng thành mô hình làm ví dụ cho những vùng
khác. Trở thành một vùng sạch bệnh Dại mang lại những lợi thế đáng kể, ví dụ như sức hấp dẫn đối với du lịch.
3. Chẩn đoán và giám sát
Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát
Đây là cách duy nhất để đánh giá mức độ cần thiết của các hoạt động chống bệnh Dại và xác định tiến trình chống bệnh này. Cần có một khung chẩn đoán và giám sát đáng tin cậy để đạt được tình trạng sạch bệnh Dại được quốc tế công nhận chính thức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra.
Một ví dụ siêu thành công gần đây là Mexico đã chính thức được tuyên bố sạch bệnh Dại do chó (WHO).
Cải thiện việc xử lý và điều tra các ổ dịch Dại
Thu thập mẫu và phân tích thật sự không dễ, vi rút dại rất dễ bị phá hủy và quá trình này cần được thực hiện nhanh chóng trong điều kiện tốt. Kế đến cần đi kèm với các thông tin của đàn chó để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với bệnh Dại và tăng áp lực cho tiêm phòng bệnh Dại chó.
Còn một khía cạnh khác: cần giám sát một con chó được biết là đã cắn ai đó. Nếu chó vẫn còn sống sau 15 ngày kể từ khi bị cắn, điều đó có nghĩa là vết cắn không bị nhiễm bệnh Dại. Nếu, ngược lại con chó đó chết trong vòng 15 ngày sau khi cắn, não của con chó này sẽ được phân tích để chẩn đoán bệnh Dại và người bị cắn phải tuân thủ toàn bộ liệu trình PEP.
Nâng cao năng lực chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Cần thực hiện chẩn đoán với tầm nhìn Một sức khỏe: Chẩn đoán động vật nghi mắc bệnh Dại và người nghi nhiễm bệnh Dại.
Các xét nghiệm chẩn đoán khác nên được thực hiện trên những con chó được cho là đã được tiêm phòng. Đánh giá sự chuyển dương huyết thanh là một cách để đánh giá chất lượng của vắc-xin và / hoặc chất lượng của hoạt động tiêm phòng. Tốt nhất, nên được thực hiện trên một chú chó được chọn ngẫu nhiên từ một quần thể đã tiêm phòng gần đây. Để phù hợp, việc lấy mẫu phải được thực hiện 1 tháng sau chiến dịch tiêm phòng.
.Phát triển kiến thức chuyên môn về phòng chống và kiểm soát bệnh Dại
Bác sĩ nhân y, Bác sĩ thú y và những người bắt chó có liên quan.
Thực hiện tất cả các nghiên cứu cần thiết để đảm bảo kiểm soát bệnh Dại
Các nghiên cứu giám sát sau chiến dịch tiêm phòng là chìa khóa để theo dõi tiến độ đã đạt được sau chiến dịch, đây là một cách để kiểm tra chất lượng của vắc-xin được sử dụng và liều lượng vắc-xin được giao cho người đi tiêm phòng chó có phù hợp hay không./.
BSTY. Guillaume Convert
(Theo Bản tin Thú y cập nhật tháng 3/2021)