Kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định từ đầu năm 2024 đến nay
Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật nguy hiểm, tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay, đã duy trì khống chế; giảm số ổ dịch, giảm thiệt hại về kinh tế. Phương châm lấy phòng bệnh là chính, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, bao vây khống chế, xử lý kịp thời, hạn chế lây lan trên diện rộng; đảm bảo sản xuất chăn nuôi, phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện để người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển.

Ngay từ đầu năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chủ động thành lập Tổ phòng, chống dịch bệnh động vật, có nhiệm vụ: (1) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác tổ chức tiêm phòng, giám sát, phòng chống dịch bệnh động vật; hỗ trợ xử lý dịch bệnh trong công tác chống dịch tại các địa phương thuộc địa bàn phụ trách; (2) Kịp thời nắm bắt thông tin tình hình dịch bệnh; công tác tổ chức phòng, chống dịch (công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm phòng, xử lý ổ dịch); (3) Ghi nhận, phản ảnh những khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh tại địa phương thuộc địa bàn phụ trách, để tham mưu, phối hợp xử lý kịp thời.
Kết quả thể hiện, tổ chức tốt các đợt tiêm phòng vaccine phòng bệnh gia súc, gia cầm và tăng cường giám sát dịch bệnh, các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả heo châu Phi, Tai xanh heo, LMLM, cúm gia cầm …; xuất hơn 10 tấn thuốc sát trùng để hỗ trợ các địa phương trong công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; nhờ đó, tình hình dịch bệnh tiếp tục duy trì khống chế, chưa xảy ra ổ dịch nào trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay. Kết quả tiêm phòng tiêm phòng vaccine Cúm được 7.646.696 lượt con, đạt tỷ lệ 75%; tiêm phòng vaccine Lở mồm long móng trâu bò đợt 1/2024 được 248.523 con, đạt tỷ lệ 81%; tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trâu bò đạt 93.983 con (chủ yếu trên đối tượng bê nghé). Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục duy trì tiêm phòng vaccine cúm gia cầm và viêm da nổi cục trâu bò; tăng cường giám sát dịch bệnh, kiểm soát tái đàn, quản lý chăn nuôi và hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại các địa phương. Đồng thời, tiếp tục hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,…..góp phần phát huy hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi.
Phòng Thú y