Bệnh Cầu trùng ở lợn (Coccidia parasites)
Bệnh cầu trùng gây ra bởi những ký sinh trùng nhỏ gọi là coccidia sống và nhân lên bên trong các tế bào vật chủ, chủ yếu trong đường ruột. Có 3 dạng: Eimeria, Isospora và Cryptosporidia. Bệnh thường phổ biến và lan rộng ở lợn con theo mẹ và đôi khi ở lợn đến 15 tuần tuổi. Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng chính của bệnh này.

VÒNG ĐỜI CẦU TRÙNG
Những trứng nhỏ có cấu trúc gây nhiễm gọi là kén bào tử được thải ra ngoài theo phân vào môi trường nơi chúng phát triển (bào tử). Quá trình này xảy ra trong vòng 12-24 giờ ở nhiệt độ từ 25-350C (77-950F). Những kén bào tử có thể tồn tại bên ngoài cơ thể lợn suốt nhiều tháng và rất khó bị tiêu diệt. Chúng có khả năng chống lại hầu hết các chất khử trùng, nhưng sử dụng OO-CIDE (Antec) là có hiệu quả. Các kén bào tử vào cơ thể lợn thông qua thức ăn và trải qua ba quá trình phát triển phức tạp ở trong thành ruột non để hoàn thành chu kỳ. Suốt thời kỳ này, chúng gây ra nhiều tổn thương. Phân lợn nái là nguồn lây nhiễm và việc vệ sinh, dọn phân hàng ngày chuồng lợn nái đẻ là rất quan trọng. Vòng đời của cầu trùng ở lợn con mất khoảng 5-10 ngày, vì vậy bệnh cầu trùng không xuất hiện ở lợn trước 5 ngày tuổi.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
– Bệnh cầu trùng gây ra tiêu chảy ở lợn con bởi vì những tổn thương trên thành ruột non. Những tổn thương này dễ dẫn đến sự nhiễm khuẩn thứ cấp.
– Lợn thường bị mất nước.
– Phân lợn thay đổi về độ đặc và màu sắc từ màu vàng chuyển sang màu xanh xám, hoặc có lẫn máu tùy vào sự nghiêm trọng của bệnh.
– Nhiễm trùng thứ cấp bởi vi khuẩn, vi rút có thể dẫn đến khả năng lợn chết cao, mặc dù nguyên nhân chết do bệnh cầu trùng là khá thấp.
– Thỉnh thoảng, bệnh xảy ra ở lợn đực choai và cái hậu bị được nuôi nhốt thường xuyên ở bãi quây và cho ăn trên nền đất.

CHẨN ĐOÁN
Cần nghi ngờ bệnh cầu trùng nếu có vấn đề về tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ 7-21 ngày tuổi, đặc biệt không có đáp ứng tốt với kháng sinh. Tuy nhiên, việc chẩn đoán không dễ dàng trong một số ổ dịch bởi vì xác định các kén bào tử trong phân của lợn nhiễm bệnh có thể khó khăn. Trong một số trường hợp khác, những biểu hiện bệnh được thấy rõ khi mổ lợn khám kiểm tra bệnh tích. Các kén bào tử không thải ra ngoài theo phân cho đến khoảng 3-4 ngày sau khi tiêu chảy xuất hiện, lúc đó có thể lợn đã khỏi bệnh. Mẫu phân mang đi xét nghiệm nên được lấy từ những con lợn gần hồi phục hơn là những con lợn bị bệnh.
Việc chẩn đoán tốt nhất là mang một con lợn sống đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các mô thành ruột. Isospora suis là loại gây bệnh nhiều nhất trong 3 types của cầu trùng.
NGUYÊN NHÂN
– Những ký sinh trùng nhỏ gọi là cầu trùng sống và nhân lên bên trong của tế bào vật chủ, chủ yếu ở đường ruột.
– Chúng có khả năng chống lại hầu hết các chất khử trùng, nhưng sử dụng OO-CIDA (Antec) mang lại hiệu quả.
– Các kén bào tử vào cơ thể vật chủ qua đường miệng và trải qua 3 quá trình phát triển phức tạp ở trong thành ruột non để hoàn thành chu kỳ. Quá trình này gây ra nhiều tổn thương.
– Phân lợn là một nguồn lây nhiễm, vì vậy việc dọn phân hàng ngày đóng vai trò quan trọng.
PHÒNG BỆNH
– Một khi những kén bào tử tồn tại ở ngoài môi trường, lợn nái chỉ đóng một vai trò nhỏ. Những kén bào tử nhiễm ra môi trường bởi các yếu tố trung gian như ruồi, phân khô, bụi và các bề mặt bị ô nhiễm phân. Vệ sinh và kiểm soát côn trùng là rất quan trọng.
– Thu gôm phân lợn nái, lợn con hàng ngày.
– Cải thiện vệ sinh chuồng lợn nái đẻ, đặc biệt là nền chuồng và ngăn ngừa việc di chuyển phân từ chuồng này sang chuồng khác.
– Đảm bảo càng xa càng tốt các kênh thoát chất thải và được dọn trống giữa các lứa đẻ.
– Rửa và khử trùng kỹ các chuồng nái đẻ bằng chất OO-CIDE (Antec) hoặc bằng những chất khác mà có khả năng tiêu diệt các kén cầu trùng.
– Nếu sàn chuồng nái đẻ được làm bằng bê tông có rỗ, hãy quét sạch bằng nước vôi tôi và để khô ráo trước khi chuyển lợn sắp đẻ tới.
– Giữ chuồng trại càng khô càng tốt và đặc biệt là những khu vực lợn con đi vệ sinh. Một phương pháp có hiệu quả là sử dụng dăm bào trải lên những chỗ ẩm ướt và thay chúng hàng ngày.
– Nếu cho ăn trực tiếp trên sàn chuồng thì nên dừng lại cho đến khi lợn con đạt 21 ngày tuổi.
– Kiểm soát ruồi.
– Ở những đàn lợn nuôi ngoài trời, việc kiểm soát bệnh có thể gặp khó khăn. Luôn luôn di chuyển những con lợn nái đẻ đến khu vực mới giữa các lứa đẻ và đốt chất đệm lót.
– Nếu dùng những tấm ván lót sàn cho lợn nái đẻ thì giữa các lứa đẻ phải khử trùng chúng bằng hóa chất OO-CIDE (Antec).
– Hố tắm có thể là nơi tập trung nhiễm trùng lý tưởng, đặc biệt là trong thời kỳ lợn nái cho con bú. Để hạn chế lây nhiễm, nên tăng lượng bóng râm và khử trùng thường xuyên, đồng thời thay đổi nơi tắm bùn giữa các lứa đẻ.
– Hố tắm bùn phải cách xa nguồn thức ăn.
ĐIỀU TRỊ
– Đối với bệnh này, để ngăn ngừa có hiệu quả nên sử dụng thuốc trước khi mầm bệnh xâm nhập vào thành ruột. Một khi những triệu chứng lâm sàng xuất hiện, thì các tổn thương bên trong đã xảy ra.
– Thuốc sử dụng cùng với thức ăn cho lợn nái: Amprolium premix 1 kg/tấn thức ăn, monensin sodium 100g/tấn hoặc sulphadimidine 100g/tấn. Cho ăn từ lúc lợn nái chuyển vào chuồng đẻ và suốt thời kỳ cho con bú.
– Tiêm cho lợn con 6 ngày tuổi thuốc sulphonamide.
– Sử dụng thuốc chống cầu trùng như amprolium hoặc salinomycin trộn với một lượng nhỏ sữa bột và cho lợn con từ 3 ngày tuổi trở đi uống hàng ngày.
– Sử dụng một hoặc hai liều thuốc toltrazuril ở mức 6,25mg/kg là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng. Nó được làm bằng việc trộn hỗn hợp 250ml glycerol, 125ml nước và 125ml Baycox với nhau. Sử dụng một lần liều 2ml cho lợn lúc 4, 5 hoặc 6 ngày tuổi, thời gian chính xác được xác định bởi phản ứng và lặp lại một lần nữa lúc lợn 10 ngày tuổi. Nếu không có phản ứng, thì không chắc là vấn đề của bệnh cầu trùng. Hãy trao đổi cụ thể phương pháp điều trị này với Bác sỹ thú y để có hướng xử lý tốt nhất./.
Lê Phú Bình, Nguyễn Văn Tâm
Dịch từ website www.thepigsite.com/disease-guide/coccidiosis-coccidia